Các phương pháp tẩy da chết body
Có nhiều cách tẩy da chết toàn thân với ưu nhược điểm riêng. Vì thế mọi người thường lựa chọn phương pháp phù hợp với sở thích cũng như nhu cầu của làn da.
Da toàn thân cũng cần được chăm sóc đầy đủ
1.1. Tẩy da chết cơ học
Sử dụng găng tay tẩy tế bào chết: phương pháp này được áp dụng để tẩy da chết toàn thân, nhất là các vùng da rộng như cánh tay hay chân. Găng tay này tương đối an toàn, ít nguy cơ làm tổn thương da nên có thể sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên găng tay cần được rửa sạch, sát khuẩn bằng xà phòng trước khi dùng và làm sạch sau đó.
Sử dụng miếng bọt biển: Một phương pháp tẩy da chết cổ điển được ưa chuộng đó là dùng miếng bọt biển. Trước khi dùng, ngâm miếng bọt biển trong nước ấm, với sữa tắm hoặc xà phòng và sử dụng trên da toàn thân.
Sử dụng bàn chải: Có loại bàn chải dành riêng để tẩy tế bào chết ở tất cả các vùng da trên cơ thể, kể cả những vùng da nhạy cảm. Lưu ý loại bàn chải này có thiết kế lông mềm, không gây tổn thương da, không nên sử dụng các loại bàn chải có chức năng khác để chà xát lên cơ thể. Để hạn chế gây tổn thương da và tăng hiệu quả, bạn nên thoa trước sữa tắm hoặc sữa rửa mặt trên da tạo độ trơn.
Tẩy da chết bằng bàn chải mềm là cách được nhiều chị em ưa chuộng
Với những phương pháp tẩy da chết cơ học này, ưu điểm là rất tiện lợi, hơn nữa còn đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu trên toàn cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến việc vệ sinh dụng cụ cũng như tẩy da chết.
1.2. Tẩy da chết bằng các nguyên liệu tự nhiên
Bạn hoàn toàn có thể tận dụng nhiều nguyên liệu thiên nhiên, có sẵn để tẩy da chết cho da vừa an toàn, vừa tiện lợi. Nguyên liệu cần có là các loại bột hoặc hỗn hợp hạt nhỏ như: bột cám gạo, bột cà phê,… kết hợp với mật ong, dầu dưỡng hoặc tinh chất làm mềm và ướt da, giúp quá trình loại bỏ da chết hiệu quả hơn.
Cách tẩy tế bào chết toàn thân này đơn giản, chi phí thấp nhưng mất khá nhiều công sức và thời gian để chuẩn bị nguyên liệu. Để tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể mua sẵn những nguyên liệu này và chỉ việc pha trộn khi sử dụng.
1.3. Sử dụng kem tẩy tế bào chết
Các loại kem tẩy tế bào chết body trên thị trường hiện nay chủ yếu là dạng vật lý, gồm các hạt scrub nhỏ lẫn trong kem dưỡng. Việc thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần tắm sạch rồi thoa kem tẩy da chết lên toàn thân, dùng tay hoặc dụng cụ hỗ trợ để massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 15 - 20 phút thì tắm sạch lại với nước, dùng dưỡng da toàn thân để cấp ẩm và làm mềm da.
Tẩy da chết toàn thân đem đến cảm giác thoải mái cho bạn
Cách tẩy da chết hóa học toàn thân không được nhiều người lựa chọn bởi chi phí cao, hơn nữa việc áp dụng trên toàn cơ thể cũng khó hơn bởi các sản phẩm này thường được sản xuất phù hợp với da mặt.
2. Hướng dẫn cách tẩy da chết cho body
Cần thực hiện đúng các bước làm sạch da và các bước tẩy da chết để đem lại làn da toàn thân sạch sẽ, mịn màng đầy sức sống.
2.1. Tẩy da chết cho vùng da cổ
Đây là vùng da ưu tiên đầu tiên để tẩy da chết nhưng rất nhiều bạn bỏ qua. Bên cạnh da mặt, da cổ chính là nơi thể hiện nhiều nhất sự chăm sóc bản thân của bạn có tốt hay không.
Bạn có thể làm sạch vùng da này bằng cách massage nhẹ nhàng từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên. Việc này vừa giúp làm sạch, thư giãn vừa trả lại cho bạn một làn da trắng đẹp mịn màng.
2.2. Tẩy da chết vùng lưng và ngực
Hai vùng da này rất dễ bị kích ứng nổi mụn, nhất là khi thời tiết nóng bức hoặc nội tiết tố cơ thể rối loạn. Vì thế bạn cũng đừng quên tẩy da chết cho vùng da lưng và ngực. Đặc biệt, nên ưu tiên các phương pháp tự nhiên, vừa an toàn, lành tính lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Vùng cùi chỏ tay cần tẩy da chết kĩ hơn
2.3. Tẩy da chết vùng da cánh tay, cùi chỏ tay và bàn tay
Vùng da ở cùi chỏ và bàn tay thường khá dày, dễ sậm màu hơn do thói quen quỳ gối, chống tay xuống bàn. Vì thế cần tập trung loại bỏ da chết những vùng da này kỹ càng hơn, hạn chế xỉn màu và tích tụ các lớp da chết.
Có thể sử dụng kem tẩy da chết toàn thân sử dụng chung do da cùi chỏ và bàn tay hoặc dùng sản phẩm tẩy da chết chuyên dụng chứa axit salicylic để lấy đi lớp da sậm màu tốt hơn.
2.4. Tẩy da chết cho vùng da đùi, chân
Đây là vùng da nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương do các bạn gái thường dùng phương pháp tẩy, cạo lông. Trước hết bạn cần dùng muối tắm để khử khuẩn, sau đó mới dùng sản phẩm tẩy tế bào chết massage nhẹ nhàng.
2.5. Tẩy da chết cho bàn chân
Bàn chân là nơi vùng da sần sùi nhất trên cơ thể vì các bạn thường ít chăm sóc. Muốn có một đôi chân mịn màng, bạn cần thực hiện tẩy da chết cho chúng đều đặn cùng các phương pháp chăm sóc kỹ càng hơn.
Bàn chân cũng là nơi cần chăm sóc và tẩy da chết hàng ngày
Riêng vùng da bàn chân nên tẩy da chết hàng ngày, kết hợp muối ngâm chân và kem dưỡng dành riêng.
Cách tẩy tế bào chết cho body nên thực hiện đều đặn để có được làn da mịn màng trắng sáng, tự tin và thu hút mọi ánh nhìn.